Mẹo hay dạy bé không còn sợ nước khi tập bơi
Dưới
đây là một vài mẹo cần thiết để mẹ giúp bé không sợ nước, tự tin cho khóa học
bơi và tận hưởng niềm vui mỗi dịp hè đến.
Đi
bơi là một thú vui to lớn của mùa hè. Vì vậy không biết bơi sẽ là một điều đáng
tiếc cho bất cứ bé nào, kể cả người lớn. Trẻ em không tự nhiên sợ nước. Tất cả
đều được hình thành từ kinh nghiệm và những thái độ mà trẻ học được, quan sát
được từ những người, những sự việc xung quanh. Dưới đây là một vài mẹo cần thiết
để mẹ giúp bé không sợ nước, tự tin cho khóa học bơi và tận hưởng niềm vui mỗi
dịp hè đến.
Những
điều căn bản
Cha mẹ chính là hình mẫu cho trẻ
em. Vì vậy cha mẹ phải làm gương cho bé. Nếu bản thân mẹ cũng có những kỉ niệm
không mấy vui vẻ khiến mình do dự mỗi khi đi bơi thì bé cũng sẽ có cảm giác y
như vậy. Vì vậy, mẹ có thể xem xét việc tham gia một khóa học bơi trước và giải
quyết được vấn đề lo lắng khi xuống nước của mình rồi mới bắt đầu cho bé. Khi
đó, bé sẽ ấn tượng được rằng đi bơi là một trải nghiệm vui vẻ và thú vị.
Một cách tuyệt vời để chứng minh đi
bơi rất vui là mẹ hãy dành thời gian ngồi với bé bên cạnh hồ bơi trong khi những
trẻ đang đang chơi đùa dưới nước. Mẹ không cần vội vã thúc bé xuống nước. Một
cách tự nhiên, khi quan sát các bạn cùng tuổi vui chơi dưới hồ bơi, bé sẽ có cảm
giác xuống nước là một kinh nghiệm dễ chịu. Mẹ cũng nên chọn một ngày thời tiết
đẹp, để trải nghiệm về hồ bơi của bé không phải là một cú sốc lạnh đầy bất ngờ,
khiến bé chỉ muốn chạy về nhà và cuộn tròn trong chăn.
Những
bài học bơi
Mẹ hãy tập cho bé làm quen với nước
để bé cảm thấy thoải mái hơn khi học bơi sau này. Vậy làm sao biết khi nào bé sẵn
sàng đến hồ bơi? Mẹ có thể quan sát cảm xúc của bé khi đi tắm, ở trong bồn tắm…
Nếu bé thích thú ngâm mình trong nước, vậy là bé đã sẵn sàng trải nghiệm nhiều
hơn rồi đó. Chìa khóa của thành công là hãy bắt đầu sớm và thường xuyên. Bé sẽ
trở nên tự tin khi đi bơi nếu được tập luyện thường xuyên. Vì vậy, nếu được, mẹ
có thể tìm cách để bé đến hồ bơi mỗi ngày.
Đừng lo lắng nếu mẹ cho bé bắt đầu
tập bơi muộn hơn những trẻ khác. Có rất nhiều chương trình học bơi dành cho mọi
lứa tuổi và trình độ. Bơi lội là kĩ năng cần thiết cho bất cứ ai và mẹ không
nên bỏ qua việc trang bị cho bé kĩ năng sống còn này.
Những
điều cần tránh
Mẹ cần luôn để mắt đến con cho đến
khi bé có thể thực sự bơi tốt. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, cha mẹ phải để bé luôn ở
trong tầm tay của mình. Những trải nghiệm thú vị có thể nhanh chóng biến thành
một tình huống nguy hiểm nếu bé bị nước cao quá đầu hoặc rơi vào tình trạng hoảng
sợ bất ngờ. Đừng bao giờ quăng bé ra hồ bơi và mong rằng bé sẽ bơi được. Đây sẽ
là một trải nghiệm khủng khiếp làm chấn thương tâm lý của bé và có thể trở
thành một nỗi sợ hãi suốt đời. Một điều nữa, bé không nên xem những bộ phim
kinh dị về nước hay biển, ví dụ như “Hàm cá mập” trước khi đi đến hồ bơi những
lần đầu tiên. Trí tưởng tượng sẽ làm bé không bao giờ dám bước chân xuống nước
dù mẹ có làm cách nào đi chăng nữa.
Bơi lội là một kĩ năng sống còn cần
thiết. Đặc biệt là vào mỗi dịp hè như thế này, cả nhà đi du lịch hoặc về quê có
sông nước. Trang bị cho bé khả năng bơi lội không chỉ cho bé có những kỉ niệm đẹp
mỗi khi hè về mà còn đảm bảo an toàn cho con bạn nữa.
bạn cũng
nên tham khảo danh sách các mẹo giúp con cái bơi lội an toàn trong mùa hè dưới
đây.
1. Trước
khi cho con vào hồ bơi, bạn và con phải thống nhất đưa ra một dấu hiệu cấp cứu.
2. Không
bao giờ cho phép bé mới biết đi vào hồ bơi mà không có tã bơi . Điều này có thể
tạo ra một thói quen cho trẻ. Nếu một đứa trẻ biết tã bơi là vật dụng cần thiết
trước khi bơi, nó sẽ tự động tìm tã trước khi vào hồ bơi, chứ không cần đến cha
mẹ.
3. Thiết
lập một quá trình cho con, chẳng hạn như trước khi bơi phải mặc tã bơi hoặc
phao tắm và bôi kem chống nắng.
4. Không
bao giờ sử dụng các vật dụng giúp nổi trên mặt nước khi dạy trẻ bơi.
5. Trẻ em
nên học bơi mà không cần kính. Dạy con bạn mở mắt ở dưới nước, nếu chẳng may
con bị ngã xuống hồ bơi, con có thể tìm thấy gờ hồ bơi hoặc có thể bước đi và
thoát ra một cách an toàn.
6. Đối với
trẻ nhỏ, luyện cho bé đưa toàn bộ mặt xuống dưới nước trong bồn tắm và thổi
bong bóng, hành động này nhằm giúp bé tạo sự thoải mái trong môi trường nước.
7. Thiết
lập một kế hoạch bơi an toàn cho cả gia đình và thực hiện cuộc tập cấp cứu dưới
nước cùng các con, bao gồm việc làm thế nào để nhận ra những dấu hiệu của người
nào đó đang gặp nguy hiểm dưới nước và phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp
như vậy.
8. Hãy
chắc chắn người thân và bạn bè của trẻ đều biết các quy tắc bơi lội của gia
đình bạn trước khi họ cùng đi bơi.
9. Nếu có
điều kiện, hãy bắt đầu cho con học bơi ở tháng thứ 6 và tiếp tục cho con theo
học bơi khi lớn hơn.
10. Luôn
chắc chắn con của bạn có áo phao khi đi trên tàu thuyền và các phương tiện giao
thông đường thủy khác.